Nám chân sâu, nám mảng, nám hỗn hợp là những thể trạng nám ăn sâu vào lớp bì, hạ bì rất khó điều trị nám da. Muốn trị nám kết quả cao chỉ có thể nhờ sự can thiệp của công nghệ laser với cơ chế tác động trực tiếp và phá hủy hắc sắc tố gây nám. Thế nhưng, không phải trường hợp nào bị nám cũng có thể điều trị nám da công nghệ laser.
Những tưởng chỉ phụ nữ mang thai và cho con bú mới không nên trị bằng laser, nhưng các chuyên gia da liễu mới đây đưa ra đầy đủ các trường hợp khi bị nám không nên lựa chọn phương pháp laser.
Khi bị nám da ai cũng mong muốn dùng biện pháp mang lại hiệu quả trị nám nhanh chóng nhất. Thế nhưng, nếu bạn nằm trong số trường hợp không nên dùng laser điều trị thì hãy nghĩ đến giải pháp khác phù hợp hơn.
Có khoảng 70% phụ nữ mang thai gặp phải tình trạng nám da. Nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi cộng với những căng thẳng trong quá trình mang thai dẫn đến hắc sắc tố melanin hình thành, gia tăng đột biến tạo cơ hội nám và tàn nhang xuất hiện.
Mặc dù điều trị nám da công nghệ laser mang lại hiệu quả cao và an toàn, thế nhưng cho tới nay vẫn chưa có một nghiên cứu khoa học nào cho rằng việc phụ nữ mang thai và cho con bú có thể điều trị bằng laser. Do đó, để bảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, các chuyên gia da liễu khuyên bạn không nên điều trị nám bằng laser trong thời gian này.
Đối với những trường hợp da nám nhưng tình trạng da yếu, nhạy cảm dễ bị kích ứng, dị ứng với ánh sáng laser thì không nên áp dụng điều trị nám vùng má bằng tia laser. Tốt hơn là lựa chọn các giải pháp đắp mặt nạ thiên nhiên, an toàn và kiên trì thực hiện lâu dài giúp xóa mờ vết nám, sáng làn da.
Các chuyên gia thẩm mỹ, da liễu cũng chỉ ra, với những trường hợp có cấy kim loại trong cơ thể, người đang sử dụng máy tạo nhịp hoặc máy khử rung tim không nên điều trị nám da công nghệ laser. Thêm vào đó, người có nốt ruồi ác tính ở vùng nám cần trị, người bị bệnh tiểu đường cũng không nên lựa chọn trị nám bằng laser.