Bệnh đốm đồi mồi thường xuất hiện ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng như mặt, bàn tay, cánh tay, vai, ngực. Bệnh thường xuất hiện ở người sau 40 tuổi tuy nhiên cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi hơn.
Đồi mồi là những đốm phẳng, hình bầu dục, màu nâu, xám hoặc đen, kích thước to nhỏ không đều nhau thường từ 0.5-2.5cm. Đồi mồi có thể xuất hiện trên da ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng thường xuất hiện nhất là ở những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như da mặt, vai, ngực, bàn tay, cánh tay. Đồi mồi là một biểu hiện của lão hóa da, theo thời gian, các vết đồi mồi sẽ tăng dần về kích thước và sẫm hơn về màu sắc.
Bệnh đốm đồi mồi phổ biến ở người độ tuổi 40 trở lên, vì ở độ tuổi này, da trở nên mỏng, kém đàn hồi và thường bị tổn thương do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, bệnh đốm đồi mồi cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là những người thường xuyên làm việc dưới ánh mặt trời mà không có các biện pháp bảo vệ.
Melanin là hắc sắc tố da được sản xuất bởi các tế bào melanocyte bên dưới lớp biểu bì, có tác dụng bảo vệ làn da trước tác hại của các tia UV trong ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, khi melanin tập trung với mật độ lớn sẽ gây tình trạng đồi mồi, nám da, sạm da,…
Có nhiều nguyên nhân gây tăng melanin, các nguyên nhân này có thể được chia thành 2 nhóm gồm:
Phổ biến nhất là tia UV trong ánh nắng mặt trời. Tia UV có thể gây peroxy hóa lipid màng tế bào, tạo ra các gốc tự do, kích thích hắc bào sản xuất thừa melanin. Khi cơ thể bước vào tuổi trung niên, khả năng tự đào thải của da suy yếu dần, một số melanin có thể tích tụ lại trên bề mặt da gây tình trạng đồi mồi.
Các nguyên nhân từ bên ngoài khác như: sử dụng một số thuốc gây nhạy cảm ánh nắng mà không có biện pháp bảo vệ khi tiếp xúc ánh nắng (các thuốc như Tetracyclin, Sulfamid, Doxycyclin,..), sử dụng một số mỹ phẩm làm da nhạy cảm với ánh nắng,…
Như di truyền, rối loạn nội tiết khi mang thai, uống thuốc tránh thai hoặc thuốc nội tiết, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ,… làm thúc đẩy quá trình sản xuất melanin.
Bệnh đốm đồi mồi ngoài ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ thì nhìn chung không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên trong một số hiếm trường hợp, khi các đốm đồi mồi có sự tăng trưởng nhanh về kích thước, màu sắc bất thường, bị đau, ngứa hoặc chảy máu, người bệnh cần khám da liễu để đề phòng ung thư da.
Về cách điều trị đốm đồi mồi, hiện nay có hai phương pháp chính đó là loại bỏ các đốm da đổi màu và điều chỉnh các đốm da đổi màu.
Tùy theo tình trạng bệnh đốm đồi mồi, bác sĩ có thể chọn một trong các phương pháp như:
Nhiều sản phẩm chăm sóc da và dược mỹ phẩm được sản xuất với mục đích điều chỉnh sắc tố da. Các sản phẩm này giúp làm trắng các vùng da sẫm màu hoặc làm chậm việc sản sinh sắc tố.
Khi bệnh đốm đồi mồi xảy ra, để điều trị dứt điểm cần kiên nhẫn thực hiện các biện pháp trị liệu trong thời gian dài và có thể rất tốn kém. Do đó, phòng ngừa từ sớm bệnh đốm đồi mồi là điều vô cùng cần thiết. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng là điều quan trọng nhất, tránh các hoạt động ngoài trời khi ánh nắng hoạt động mạnh (khoảng 10 giờ sáng đến 15 giờ chiều). Sử dụng kem chống nắng thường xuyên, 10-15 phút trước khi ra ngoài. Bôi lại kem chống nắng sau mỗi 2 giờ hoặc thường xuyên hơn nếu đổ mồ hôi hoặc đi bơi. Thường xuyên sử dụng mũ rộng vành, khẩu trang, mặc quần áo chống nắng.
Chế độ ăn bổ sung nhiều rau, hoa quả tươi, các thực phẩm giàu vitamin A, E, C, omega-3, selen, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc để chống lão hóa da.
CosMedicalClinic.com