Theo kết quả nghiên cứu, lông phát triển qua ba giai đoạn: bắt đầu là giai đoạn mầm nhú (còn gọi là giai đoạn Anagen), tiếp đến là giai đoạn phát triển (Catagen), cuối cùng là giai đoạn rụng (Telogen). Trong 3 giai đoạn này, giai đoạn mầm nhú được cho là giai đoạn triệt lông có hiệu quả nhất. Lông ở mỗi vùng trên cơ thể có tốc độ mọc và chu kì sống khác nhau.
1. Các giai đoạn phát triển của lông:
Giai đoạn 1:
Anagen – “giai đoạn phát triển chủ động” : Các tế bào mầm lông được sản sinh kéo dài hướng xuống từ cấu trúc nang lông thành một cột rắn chắc được gọi là dây da. Quá trình nhân bào nhờ xự phân tế bào có tơ, ở mút của dây da tế bào mầm nhú của da tập hợp ở phần dưới của cây này, ống lông được hình thành. Quá trình Karetin hóa xảy ra và lông nhô lên từ nang lông.
Giai đoạn 2:
Catagen – “giai đoạn chuyển đổi”: Mầm nhú tách ra và lông mọc lên, giai đoạn này kéo dài từ 2 đến 3 tuần. Sự phát triển của lông vẫn được duy trì nhờ chất dinh dương lấy từ các vách nang lông. Nang lông này thoái hóa cùng với tế bào ở cấu trúc đáy mà di chuyển hướng vào trong để hình thành dây lông. Trong quá trình này các tế bào phân bào lông đi dần lên bề mặt trong trung bì da và sự phát triển của lông dẫn đến giai đoạn dừng lại. Thông thường trước khi nang lông có thời gian để mất đi thì lông mới đã hình thành dưới lông cũ.
Giai đoạn 3:
Tologen – “giai đoạn bỏ nang lông”: Lông đã kết thúc chu kỳ sống của nó. Khi nó đến được miệng dẫn của các tuyến bã nhờn thì nó không còn được cung cấp chất dinh dưỡng nữa và cuối cùng chúng tách rời khỏi các vách nang lông và mất đi.
2. Nguyên nhân gây rậm lông:
Theo thống kê, có đến 45% phụ nữ bị chứng “nhiều lông” khi bắt đầu dùng thuốc tránh thai. Ngoài ra tình trạng rối loạn nội tiết trong cơ thể khi đến tuổi dậy thì, tiền mãn kinh, hay cơ thể béo phì đều có khả năng kích thích hóc môn nam giới phát triển làm các sợi lông trên thân thể đậm và rậm hơn bình thường. Một nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, phụ nữ thường sử dụng dược phẩm có chứa xteoit, hay bị những tổn thương về tình cảm, tinh thần hoặc ăn uống thực phẩm có nhiều chất bảo quản, phụ gia… đều có thể dẫn đến tình trạng nhiều lông.
3. Những phương pháp triệt lông truyền thống không hiệu quả:
Thuốc làm rụng lông: thuốc có dạng chất lỏng hay kem có chứa thành phần hóa chất với nồng độ axit cao. Loại hóa chất này sẽ phản ứng với cấu trúc Protein của lông vì thế sẽ làm rụng chúng.
- Waxing: Đây là phương pháp tẩy lông tạm thời bằng sáp có thể tẩy những sợi lông ngắn từ 1mm trở lên. Phương pháp này đơn giản, rẻ tiền và dễ sử dụng, tuy nhiên kết quả cũng chỉ duy trì được khoảng 3 – 4 tuần.
- Tẩy lông bằng laser cũ: Là phương pháp sử dụng ánh sáng đơn sắc để tác động vào nang lông. Tia laser với xung lực mạnh sẽ phân hủy nang lông bên dưới. Ngoài việc phá hủy nang lông, tia laser công suất cao còn làm tổn thương mạch máu nuôi nang lông nên sẽ ngăn chặn quá trình mọc lông trong trong khoảng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, biến chứng thường gặp khi tẩy lông bằng laser là tăng sắc tố gây thâm nám da, hoặc thậm chí có thể gây phỏng, sẹo cho da…
CosMedicalClinic.com