Hình xăm cũ trong quá khứ khiến nhiều người loay hoay tìm cách xóa do công việc mới không phù hợp, áp lực gia đình, thay đổi môi trường sống, hoặc hình xăm lúc trẻ do ngẫu hứng, hay đơn giản hình xăm xấu, cơ thể phản ứng với hình xăm. Vây xóa xăm là gì? Có đau không? Cần lưu ý một số điều trước khi lựa chọn xóa xăm.
Hình xăm là hình vẽ trên cơ thể không thể rửa trôi hay xóa đi được, do người xăm dùng một thủ thuật đưa sắc tố vào da thông qua các vết thương trên da nhằm tạo nên các dấu hiệu, hình ảnh trên cơ thể con người. Nghệ thuật xăm đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử nhân loại với mục đích thể hiện phong tục, tín ngưỡng, văn hóa hay đơn thuần là để khẳng định cá tính, cảm xúc, lưu lại kỷ niệm… của người xăm. (1)
Xóa xăm là một thủ thuật để xóa đi những hình xăm không mong muốn bằng cách loại bỏ những hạt mực xăm tồn tại bên dưới bề mặt da.
Các kỹ thuật phổ biến được ứng dụng xóa hình xăm gồm: phẫu thuật, mài mòn da, xóa xăm bằng laser…, trong đó xóa xăm bằng laser được dùng phổ biến và nhiều khách hàng lựa chọn.
Mỗi phương pháp xóa xăm sẽ hoạt động theo cơ chế khác nhau. Mục tiêu của việc xóa hình xăm là loại bỏ mực xăm khỏi cơ thể một cách an toàn.
Dưới đây là một số phương pháp xóa hình xăm phổ biến:
Tia laser sẽ phát ra chùm tia chứa năng lượng cao tập trung vào hình xăm, làm cho mực xăm nóng lên và vỡ thành những mảnh nhỏ. Sau 8-12 tuần, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ “dọn sạch” những mảnh vỡ này, hình xăm phai dần theo thời gian. Mỗi màu mực khác nhau sẽ hấp thụ laser có bước sóng khác nhau, do đó các hình xăm có càng nhiều màu phối hợp sẽ cần phải phối hợp nhiều loại laser hoặc cần nhiều phương pháp khác nhau. (2)
Ưu điểm
Nhược điểm
Đây là phương pháp sử dụng phẫu thuật để loại bỏ phần da có hình xăm. Bác sĩ có thể khâu phần da còn lại với nhau sau khi loại bỏ phần da có hình xăm, hoặc ghép da nếu mảng da có hình xăm quá lớn.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Phương pháp này sử dụng một công cụ đặc biệt loại bỏ các lớp da có chứa mực xăm. Người bệnh cần gây tê giảm đau trước khi thực hiện. Sau thủ thuật, da có một vết thương hở cần được chữa lành.
Ưu điểm
Nhược điểm
Dùng các hóa chất như axit trichloroacetic để loại bỏ lớp da có chứa mực khỏi cơ thể. Bác sĩ sẽ bôi hóa chất lên da khiến các lớp da bên ngoài bong ra. (3)
Ưu điểm
Nhược điểm
Có sẵn các loại kem xóa xăm nhưng không hiệu quả trong việc xóa xăm như các phương pháp khác. Dùng kem xóa xăm tại nhà bằng cách thoa kem lên vùng da có hình xăm không mong muốn.
Ưu điểm
Nhược điểm
Người xăm mình nên lựa chọn xóa xăm nếu tiếc nuối hoặc không hài lòng với hình xăm. Khi hình xăm bị mờ hoặc không còn phù hợp với mình thì người xăm cũng nên đi xóa. Đặc biệt, nếu người bệnh bị dị ứng với hình xăm hoặc gặp các biến chứng khác như nhiễm trùng cần gặp bác sĩ để điều trị kịp thời.
Để chẩn đoán khi lựa chọn xóa xăm, người bệnh sẽ gặp bác sĩ để đánh giá tình hình của mình và nắm quy trình thực hiện xóa xăm. Bác sĩ có thể hỏi thăm sức khỏe, tìm hiểu tình trạng của hình xăm để điều trị tốt hơn:
Bác sĩ đo kích thước hình xăm và có thể chụp hình xăm để so sánh với kết quả trong quá trình điều trị. Bác sĩ chọn một kế hoạch điều trị dựa trên loại, màu mực trong hình xăm và độ sâu của sắc tố hình xăm.
Trong quy trình xóa xăm bằng laser, người bệnh sẽ được: (5)
Khách hàng sẽ được tiêm hoặc bôi thuốc gây tê cục bộ lên da trước khi tiến hành xóa xăm. Xóa xăm có đau nhưng tùy thuộc vào loại hình xóa xăm mà mức độ đau hoặc khó chịu có thể khác nhau. Một số người cảm thấy xóa xăm giống như lúc xăm hình. Một số người khác lại có cảm giác bỏng rát. Da có thể sưng nhẹ sau khi làm thủ thuật.
Với bất kỳ quy trình nào cũng có những rủi ro, biến chứng tiềm ẩn liên quan đến quy trình xóa xăm, bao gồm:
Hãy đến gặp bác sĩ nếu muốn xóa xăm. Thậm chí, bạn cũng đến gặp bác sĩ nếu trong quá trình xóa hình xăm xảy ra tác dụng phụ như đau hoặc sưng tấy nghiêm trọng.
Bác sĩ và người bệnh sẽ thảo luận về cách chăm sóc và phục hồi da sau khi xóa xăm bao gồm:
CosMedicalClinic.com